
Thiết kế đài phun nước
Thiết kế đài phun nước
1. Những thành phần cơ bản của một đài phun nước:
Bất kỳ quy mô hay hình dạng hay độ phức tạp của một đài phun nước như thế nào, nó gồm những cấu kiện căn bản như sau trong thiết kế:
a) Thiết bị đầu phun tạo hiệu ứng nước, có thể là những đầu phun được thiết kế tiêu chuẩn hay chỉ là một đoạn ống
b) 1 bơm tuần hoàn, là thiết bị cấp nước cho đầu phun để tạo hiệu ứng nước
c) Bộ lọc nước để đảm bảo nước luôn trong suốt, không bị tắc đầu phun
d) 1 hệ thống đường ống nước tuần hoàn bên dưới để cấp nước tuần hoàn cho đài phun cũng như giữa các thiết bị và bể chứa
e) Những đầu nối đặc biệt để dẫn nước vào ra giữa đài phun nước và bể chứa
f) Cảm biến tự động cân bằng nước, cảm biết chống tràn…
Ngoài ra còn có các thành phần cao cấp hơn theo nhu cầu như, cảm biến gió, để điều chỉnh dòng nước thấp đi hoặc tắt đài phun nước khi có gió, Đèn chiếu sáng dưới nước.
Một đài phun nước không nhất thiết phải chứa tất cả các cấu kiện như trên nhưng đa số trong đó là những thành phần căn bản mà một đài phun nước phải có.

Chú thích:
- Hầm chứa thiết bị hệ thống
- Ống phun
- Đầu vào nước có lọc
- Bơm hút
- Thoát thải rửa bể
- Cảm biến chống tràn và cảm biến cân bằng nước gán thành
- Van tự động cấp vào bể khi thiếu nước
- Van khoá nước cấp
- Hệ thống đèn đặt chìm
- Hộp nối dây hệ chiếu sáng
- Hộp Junction chứa van cấp
2. Các bước thiết kế căn bản trong thiết kế đài phun nước:
Trong thiết kế đài phun nước, không nhất thiết 2 đài phun nước nào cũng phải giống hệt nhau nhưng tất cả các đài phun nước cần phải có những đánh giá, ước lượng về thiết kế căn bản như dưới đây. Việc xác định sai mục đích sử dụng hay đánh giá một trong các bước có thể gây ra tình trạng hoạt động không hiệu quả hay mất chức năng sử dụng.
2.1 Thiêt lập các thông số thiết kế
Các thông số bắt buộc cần phải có trước khi thiết kế:
a) Các thông số vật lý như kích thước và hình dạng của đài phun nước, đây là yếu tố quyết định đến các thông số khác, kích thước bể sẽ quyết định chiều cao tối đa phun để không bắn nước ra ngoài, loại đầu phun nên được sử dụng, có thể sử dụng trong điều kiên gió như thế nào?
b) Môi trường xung quanh: như ở vùng có gió to, nhiệt độ cao…sẽ quyết định đưa vào cảm biến gió hay không, hoặc nơi có nhiệt độ cao, tốc độ bốc hơi sẽ tăng, nên cân nhắc thêm cảm biến tự cân bằng mực nước.
c) Các yếu tố thẩm mỹ, nghệ thuật: Các yếu tố thẩm mỹ của đài phun nước sẽ quyết định hầu hết các thành phần cấu kiện của đài phun sẽ như thế nào, bao gồm cái gì. Ví dụ nếu đài phun chỉ là một cái ống đưa nước lên cao rồi chảy xuống từ một bức tượng thì sẽ không cần hệ thống lọc, ngược lại với những đài phun hiệu ứng tạo ra màn sương li ti sẽ cần các máy bơm có công suất được tính toán phù hợp và một hệ thống lọc tinh để vòi phun không bị tắc.
Các yếu thẩm mỹ-nghệ thuật bao gồm hình dáng vật lý của đài phun nước: dạng tháp, tượng hay chỉ là một cái bể tròn.
Và yếu tố mấu chốt của nó là hình dạng và chiều cao của hiệu ứng nước.
Yếu tố hiệu ứng nhạc nền, cần căn cứ trong nhà hay ngoài nhà, số lượng view mỗi show…
2.2 Các chỉ dẫn thiết kế đài phun nước căn bản
Có các chỉ dẫn căn bản thiết kế chức năng đài phun nước được coi là then chốt , các chỉ dẫn này bắt nguồn, tích lũy từ nhiều năm kinh nghiệm thực tế, khi theo những nguyên tắc này, sẽ tránh được nhiều rắc rối tiềm ẩn sau này.

a) Chiều cao vòi phun không được vượt quá khoảng cách từ vòi phun đến thành bể chứa , để tránh tình trạng nước bắn ra ngoài
b) Thành bể và bề mặt nước ở tầng cao hay thấp đều phải tối thiểu cách nhau 15cm
c) Chiều sâu mực nước trong bể tối ưu ở khoảng min = 30cm, max = 45cm
Nếu mực nước ở thấp hơn 30 cm, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến lưu lượng tuần hoàn và độ ổn định của đài phun nước
d) Khi sử dụng đầu kim phun nhỏ phải sử dụng hệ thống lọc đặc biệt
e) Không dùng các vật liệu đường ống dễ gỉ như ống thép
Các hướng dẫn như trên chỉ đúng trong môi trường tĩnh gió.
2.3 Chọn bơm

a) Bơm hút ngập ống mồi: đây là loại bơm phổ biến nhất, chi phí hiệu quả nhất cho đài phun nước, bơm được đặt dưới phần kết cấu của đài hoặc đặt ngang đáy
b) Bơm tự mồi: là bơm có chi phí cao hơn, vận hành nhờ cột áp chân không, và có nhiều hạn chế hơn trong quá trình sử dụng cũng như không gian
c) Bơm chìm: là bơm có chi phí cao nhất, tuổi thọ thấp nhất vì do đặt hoàn toàn dưới mực nước. Bơm chìm chỉ nên sử dụng khi không còn không gian nào để đặt bơm
Tính toán công suất, chọn bơm:
Tham khảo bài viết tại Đây
2.4 Chọn hiệu ứng nước (vòi phun)
Đây là bước rất quan trọng, nó sẽ quyết định mọi cấu kiện đi theo.

Một số hình ảnh thiết kế 3D










Dự án khác:





