Những điều cần tránh khi thiết kế điện nước
Những sai lầm khi thiết kế điện nước nhà vệ sinh, dân dụng
Thiết kế hệ thống nước:
1. Đường ống tự hoại, thoát sàn, lavabor đi chung: việc này sẽ gây rất bất tiện trong việc xử lý các vấn đề tắc nghẽn (nếu có), ống nước bồn cầu tự hoại sẽ rất hôi khi nối chung với lavabor, thoát sàn nó sẽ bốc mùi lên. Thông thường lavabor và thoát sàn sẽ đi cùng 1 hệ đường ống, tự hoại sẽ đi riêng một đường

2. Không thiết kế ống thông hơi cho nhà vệ sinh, đường ống, bể phốt..: để một hệ thống đường ống có thể chảy tự nhiên được thì cần có thông hơi ở gần đầu thoát.
Trong hệ thống thoát sàn thì ống thông hơi chính là đầu vào của thoát sàn, và tương tự với lavabor. Còn với bể phốt cần 1 ống thông ơi riêng khoảng 35mm đường kính và nối thẳng lên trời.

3. Thiết kế đường ống tự hoại quá nhỏ: đường ống tự hoại cần đường kính tối thiểu 90 mm hoặc tối ưu là 120 mm đối với nhà dân dụng. Khi đường ống nhỏ quá khi dùng 1 vài tháng hoặc vài năm sẽ gây ra tình trạng tắc ống.
4. Không lên được chi tiết vật liệu, số lượng, chủng loại vật tư: hệ thống ống nước sẽ có rất nhiều phụ kiện và keo, băng dính khác nhau, nếu không lên được con số cụ thể và số lượng thì sẽ cần rất nhiều lần đi mua, hoặc có những loại khi mua về theo cảm tính sẽ không dùng được và phải bỏ đi.
5. Dùng chủng loại ống không đúng với công năng sử dụng: ví dụ dùng ống PVC cho bình nóng lạnh sẽ.

Thiết kế hệ thống điện:
1. Mua chủng loại dây điện không đúng với thiết bị: nếu mua dây điện có diện tích nhỏ quá so với công suất tiêu thụ của thiết bị sẽ gây ra tình trạng cháy nổ do quá tải, rất nguy hiểm cho an toàn của cả gia đình.
Ví dụ: bình nóng lạnh có công suất tối đa là 2000 w, nếu ta dùng dẫn điện bằng dây đồng loại 1.5 (tức tiết diện dây 1.5mm) sẽ gây ra tình trạng quá tải đường dây.
Cách tính chọn tiết diện dây điện theo công suất:
S=I/J=P/(U.J) trong đó:
- J: là mật độ dòng điện cho phép (A/mm²), thay đổi tùy theo vật liệu, ví dụ: đồng=2.5 với 2h sử dụng/ngày x 365 ngày
- S: là tiết diện dây dẫn (mm²)
- I là cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn
- P: là công suất thiết bị=2000w
- U hiệu điện thế, thường 220v
S=2000/(220.2.5)=3.6mm2.
2. Nối chung dây điện điều hòa, bình nóng lạnh với các thiết bị khác: Điều hòa hay bình nóng lạnh là những thiết bị có công suất lớn, nếu chúng ta nối chung chúng với các thiết bị khác như tủ lạnh, tivi, bóng đèn ..sẽ gây ra tình trạng sụt dòng điện, làm ảnh hưởng đến sự ổn định của các thiết bị khác. Hơn nữa các thiệt bị công suất cao này phải có atomat riêng nên khi quá tại sập điện sẽ làm ảnh hưởng tất cả các thiệt bị khác.
Thậm chí Điều hòa, nóng lạnh cũng không được đi chung dây với nhau.
3. Không có thiết kế hệ thống điện: Nếu không có thiết kế hệ thống điện, sẽ không biết tổng mức dự toán của hệ thống điện, chủng loại dây, thiết bị và công tác tương ứng.
Thậm trí chúng ta không biết được tổng công suất là bao nhiêu, dẫn đến mua dây tiết diện bé và gây quá tải cháy nổ.